Dịch Vụ Đặt Sonde Dạ Dày, Đặt Ống Thông Dạ Dày Tại Nhà Biên Hoà – Uy tín – Chuyên nghiệp – SĐT : 0339632383
Đặt thông dạ dày là gì?
Đặt sonde dạ dày hay đặt ống thông dạ dày là một kĩ thuật thường dùng cho những người bệnh mất khả năng ăn uống bằng đường miệng. Thủ thuật được thực hiện bằng cách luồn một ống thông qua đường mũi hoặc đường miệng vào dạ dày để theo dõi, hút dịch, rửa dạ dày và nuôi dưỡng người bệnh.
Đặt sonde dạ dày có thể thực hiện qua hai đường đó là: đặt ống theo đường mũi hoặc đặt ống qua đường miệng. Phương pháp đầu tiên, đặt sonde qua đường mũi thường phổ biến hơn và ít gây ảnh hưởng đến răng miệng cũng như khả năng giao tiếp của bệnh nhân. Với phương pháp còn lại, bác sĩ dùng ống thông đi qua miệng đến dạ dày, thường áp dụng co các trường hợp người bệnh không thể nói chuyện được và mũi đang có vấn đề.
Tùy thuộc vào độ tuổi của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ sử dụng các loại ống sonde dạ dày với kích thước khác nhau.
Khi nào cần đặt sonde dạ dày?
- Bệnh nhân bị hôn mê do chấn thương sọ não,viêm não, tai biến, hoặc hôn mê do tụt đường huyết,…
- Bệnh nhân nuốt khó khăn do bị liệt mặt.
- Bệnh nhân bị gãy xương hàm.
- Bệnh nhân bị ung thư thực quản, ung thư lưỡi.
- Bệnh nhân bị hẹp thực quản.
- Trẻ em bị sứt môi hoặc hở hàm ếch.
- Bệnh nhân bị tình trạng uốn ván nặng.
- Những người không hoặc ăn quá ít, không đủ dưỡng chất để duy trì sức khỏe.
- Bệnh nhân bị suy mòn nặng.
Các trường hợp không có chỉ định đặt sonde dạ dày
- Bị áp xe ở vùng thành họng.
- Bệnh nhân có những tổn thương ở vùng hàm và mặt.
- Bệnh nhân gặp phải các vấn đề ở thực quản như phình tĩnh mạch, chít hẹp, co thắt ở động mạch thực quản.
- Bệnh nhân bị chẩn đoán thủng dạ dày.
- Bệnh nhân đang bị tổn thương thực quản như ung thư, khối u, bỏng thực quản do tác dụng của acid/kiềm mạnh hoặc bệnh nhân bị teo thực quản.
Tác dụng của sonde dạ dày?
- Do cơ thể người bệnh cần được cung cấp dinh dưỡng để đảm bảo sự sống nhưng bệnh nhân lại đang hôn mê. Tức là họ không thể ăn uống nên bắt buộc phải cung cấp dinh dưỡng hàng ngày bằng cách đặt sonde dạ dày.
- Việc đặt sonde giúp các bác sĩ có thể lấy ra phần dịch dạ dày để phục vụ hoạt động chẩn đoán tình trạng bệnh một cách chính xác.
- Trong những trường hợp này, dịch vụ đặt sonde dạ dày giúp giảm bớt áp lực và dẫn lưu dịch dạ dày sau khi hoàn tất các ca phẫu thuật.
- Việc đặt sonde dạ dày nhằm mục đích rửa và làm sạch bên trong dạ dày.
Những lưu ý khi nuôi ăn qua sonde dạ dày ?
- Đảm bảo chắc chắn ống đã vào đúng dạ dày mới được bơm thức ăn vào.
- Cho thức ăn vào nhẹ nhàng, không được bơm mạnh vì có thể gây nôn ói ở người bệnh.
- Vệ sinh, săn sóc mũi miệng hàng ngày trong thời gian đặt ống sonde dạ dày.
- Thay ống khi thấy ống bị bẩn hoặc thay mỗi 567 ngày/lần.
- Trong trường hợp người bệnh bị sổ mũi, chảy máu cam thì nên đặt ống qua đường miệng.
- Mỗi lần thay ống nên thay đổi lỗ mũi.
- Chú ý khi cố định ống cần chừa khoảng cách để cử động nhằm tránh gây chèn ép lên cánh mũi gây hoại tử.
- Theo dõi cẩn thận trong các lần ăn, nếu thấy lượng dịch tồn lưu trong dạ dày vượt quá 100ml thì phải thông báo ngay cho bác sĩ.
- Khi cho bệnh nhân ăn thông qua sonde dạ dày nên ưu tiên các thực phẩm mềm, dễ nuốt, ở dạng lỏng và ấm như: súp, cháo, sữa, hoặc thức ăn đã được hầm nhuyễn,… Lúc này, thức ăn bơm qua sonde dạ dày sẽ dễ dàng hơn và người bệnh cũng dễ tiêu hóa hơn.
- Việc chia ra ăn nhiều bữa trong ngày, có thể ăn từ 5 đến 6 bữa một ngày có thể sẽ giúp bệnh nhân hấp thụ dưỡng chất trong thức ăn tốt hơn và ít bị nôn trớ hơn.
Quy trình đặt sonde dạ dày
1) Chuẩn bị cho bệnh nhân
Điều dưỡng viên sẽ đặt bệnh nhân ở tư thế tỉnh, nửa nằm nửa ngồi và đầu cúi thấp. Tiếp đến, điều dưỡng tiến hành đo độ dài của ống thông tương ứng với chiều dài từ phần cánh mũi đến dái tai và vòng sang ức mũi khoảng từ 45cm. Sau đó, điều dưỡng tiếp tục bôi trơn đầu ống và không để cho phần dầu đọng trong ống để tránh làm bệnh nhân bị sặc.
2 )Tiến hành đặt sonde dạ dày
Điều dưỡng viên sẽ sử dụng các dụng cụ để mở miệng, trường hợp bệnh nhân còn tỉnh táo thì sẽ tự há miệng để luồn ống thông vào trong. Ở bước này, điều dưỡng viên sẽ cân nhắc lựa chọn luồn ống qua mũi hoặc miệng tùy thuộc vào tình trạng của từng bệnh nhân.
Hoạt động đánh giá trong bước này là rất quan trọng, bởi vì khi đưa ống vào miệng người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu, thậm chí là bị sặc, ho, tím tái. Trong trường hợp này, điều dưỡng viên sẽ rút ra và thực hiện lại.
3) Kiểm tra ống sonde khi đã đặt vào dạ dày
Sau khi ống sonde được đặt vào dạ dày, điều dưỡng viên cần kiểm tra lại xem ống thông đã đặt đúng vị trí hay chưa? Việc kiểm tra có thể thực hiện bằng nhiều cách khác nhau như bơm lượng khí khoảng 30ml, nếu nghe vùng thượng vị có tiếng sục của khí thì đã đặt chính xác. Hoặc điều dưỡng viên có thể đặt ống thông vào cốc nước sạch, nếu như không thấy sủi bọt khí lên thì chứng tỏ ống đã vào đúng dạ dày.
Sau khi hoàn tất kiểm tra, điều dưỡng viên tiến hành cố định sonde dạ dày bằng băng dính và lắp thêm túi dẫn lưu vào một đầu của ống thông dạ dày.
4) Ghi chú hồ sơ
Điều dưỡng viên thực hiện dịch vụ đặt sonde dạ dày sẽ ghi chép lại cẩn thận các thông tin của bệnh nhân. Bao gồm các biểu hiện trước, trong và sau khi thực hiện cũng như dặn dò các vấn đề cần lưu ý cho người nhà khi chăm sóc bệnh nhân.
Ngoài ra, ống thông cần được thay trong khoảng thời gian từ 6 – 7 ngày khi ống đã bị bẩn và cần phải theo dõi bệnh nhân thường xuyên. Nếu phát hiện có bất kỳ dấu hiệu nào không ổn thì phải báo bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ kịp thời.