Dịch vụ đặt ống thông tiểu tại nhà Biên hòa, đặt ống sonde tiểu

Dịch vụ đặt sonde tiểu, đặt ống thông tiểu tại nhà Biên hòa – Uy tín – Chuyên nghiệp  – SĐT : 0339632383

  • Dịch vụ y tế tại nhà Biên hòa chúng tôi là đơn vị uy tín cung cấp các gói dịch vụ chất lượng, được công nhận và có phản hồi tích cực ừ đông đảo khách hàng ở các phường Biên Hòa
  • Điều dưỡng viên chuyên nghiệp, có đủ chứng chỉ hành nghề và đã nhiều năm kinh nghiệm trong việc chăm sóc bệnh nhân.
  • Cam kết đặt ống sonde tiểu đảm bảo chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng và thực hiện đúng quy trình của Bộ Y Tế.
  • Có đầy đủ các thiết bị hỗ trợ đúng tiêu chuẩn để thực hiện các thủ thuật y tế.

Đặt sonde ( thông tiểu) là gì ?

Đặt sonde tiểu, hay còn được gọi là đặt thông tiểu, là kỹ thuật sử dụng một loại ống mềm đặt vào trong bàng quang thông qua ống thông niệu đạo hoặc một lỗ nhỏ được tạo ra ở ống dẫn lưu bàng quang. Thủ thuật này được tiến hành nhằm làm rỗng bàng quang và đưa nước tiểu vào một túi thoát nước bên ngoài cơ thể. Tùy thuộc mục đích mà bác sĩ có chỉ định đặt các loại thông tiểu khác nhau kích thước cũng khác nhau.

Đặt sonde tiểu giúp ích gì cho bệnh nhân ?

  • Làm giảm áp lực, sự khó chịu và căng quá mức do ứ đọng nước tiểu trong bàng quang cho bệnh nhân bị tắc đường tiểu.
  • Làm sạch bàng quang trong các trường hợp cần thiết như trước và sau khi phẫu thuật hoặc soi đường bàng quang tiết niệu, phẫu thuật vùng hậu môn, sinh dục.
  • Hỗ trợ hoạt động đo lường khối lượng và tính chất nước tiểu tích trữ trong bàng quang.
  • Giúp dẫn lưu nước tiểu để dàng để lấy mẫu mang đi xét nghiệm.
  • Theo dõi lượng nước tiểu ở các bệnh nhân bị sốc…

Các trường hợp chỉ định đặt sonde tiểu ?

  1. Bệnh nhân bị bí tiểu do nhiều nguyên nhân khác nhau.
  2. Bệnh nhân bị rối loạn tiểu tiện kéo dài hoặc đi tiểu không tự chủ được.
  3. Bệnh nhân bị thương, bị loét hoặc nhiễm trùng ở vùng âm đạo, hậu môn trực tràng.
  4. Bệnh nhân cần lấy nước tiểu để đi xét nghiệm và phục vụ cho hoạt động chẩn đoán, điều trị.
  5. Bệnh nhân cần thông tiểu trước và sau phẫu thuật mổ.
  6. Bệnh nhân bị ốm nặng nằm liệt giường, mất khả năng đi lại.

Các trường hợp không nên đặt sonde tiểu ?

  1. Bị dập, rách niệu đạo do chịu chấn thương.
  2. Bị chấn thương ở tuyến tiền liệt.
  3. Bị nhiễm khuẩn niệu đạo..

Quy trình đặt sonde tiểu tại nhà đạt chuẩn bộ y tế :

Bước 1: Đọc hồ sơ bệnh án và đơn thuốc của bệnh nhân

Bước 2: Hỏi bệnh nhân hoặc người nhà về tình trạng sức khỏe hiện tại của người bệnh. Tiến hành khám sức khỏe, đo nhịp tim, kiểm tra phổi, huyết áp, kiểm tra tình trạng các vết thương.

Bước 3: Kiểm tra kỹ hơn các điều kiện cần thiết để đảm bảo đặt sonde tiểu an toàn:

  • Kiểm tra tình trạng của bàng quang, khám vùng hạ vị để xác định được cầu bàng quang.
  • Kiểm tra tình trạng của lỗ tiểu.
  • Kiểm tra tình trạng vệ sinh của bộ phận sinh dục.

Bước 4: Bắt đầu đặt sonde tiểu với các thao tác:

  • Bôi trơn đường ống thông tiểu.
  • Sát khuẩn ở bộ phận sinh dục.
  • Đưa ống thông tiểu vào niệu đạo.
  • Điều chỉnh ống thông tiểu sao cho nước tiểu chạy chậm vừa phải.
  • Ghi chép vào hồ sơ về loại ống thông, kích thước, số lượng, màu sắc nước tiểu và các chỉ số liên quan khác.

Một số chú ý khi đặt sonde tiểu tại nhà ?

  1. Túi nước tiểu cần được làm rỗng trước khi nó bị đầy, tốt nhất là nên dùng van có thể đóng mở để nước tiểu được đưa ra ngoài đều đặn hàng ngày. Điều này cũng giúp bệnh nhân tránh được tình trạng có quá nhiều nước tiểu tích tụ lại trong bàng quang.
  2. Nên sử dụng loại túi gom nước tiểu có kích thước to hơn vào buổi tối. Đồng thời, túi nước tiểu nên đặt ở gần sàn hoặc treo trên giá đỡ cạnh giường để dễ dàng lấy nước tiểu khi người bệnh đang ngủ.
  3. Ống sonde tiểu cần được thay tùy theo mỗi loại (ống tiểu thường 11-12 ngày thay còn ống tiểu silicon thì 1 tháng thay 1 lần)

 – >>>khi bệnh nhân sau khi dùng dịch vụ đặt sonde tiểu tại nhà có xuất hiện những các dấu hiệu sau đây, bạn cần tìm cách đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất :

  1. Vùng bàng quang xuất hiện các cơn co thắt thường xuyên hoặc trầm trọng.
  2. Xung quanh các mép có tình trạng bị rò rỉ nước tiểu hoặc bị tắc ống thông tiểu.
  3. Phát hiện có các đốm máu lẫn trong nước tiểu.
  4. Bệnh nhân đi đại tiện bị ra máu có màu đỏ tươi.
  5. Có các triệu chứng của tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu như: sốt, ớn lạnh, đau bụng dưới,…
  6. Ống thông tiểu bị rơi ra ngoài…
call Hotline 1 0339632383 call Hotline 2 0339 632 383 facebook Fanpage Chat FB zalo Chat Zalo youtube Youtube Tiktok Tiktok